Chia sẻ quý về kỹ thuật trồng, chăm sóc trà hoa vàng cho năng suất cao, hoa lớn, đều
Trà hoa vàng từ lâu đã được biết đến là một loài thực vật quý, chứa nhiều giá trị dinh dưỡng trong tự nhiên. Ngoài tác dụng cải thiện môi trường, làm cây cánh trang trí thì trà hoa vàng còn là một loại dược liệu tốt. Vậy trà hoa vàng có dễ trồng không? Hãy cùng tìm hiểu quy trình trồng trà chi tiết.
 
Hôm nay, vườn trà hoa vàng Quy Hoa, huyện Hải Hà, Tỉnh Quảng Ninh sẽ chia sẻ kinh nghiệm từ chọn giống trà hoa vàng, cách trồng, chăm sóc và bón phân cho trà hoa vàng theo chuẩn hữu cơ để bà con nắm được nhé.

1. Chuẩn bị trước khi trồng trà hoa vàng


1.1 Chuẩn bị đất trồng


Khâu chuẩn bị đất rất quan trọng với cây trà hoa vàng. Nó giúp cây phát triển và sinh trưởng tốt, đồng thời ngăn ngừa nấm bệnh về sau.
Có thể sử dụng đất ruộng, đất phù xa hay đất đồi trồng trà hoa vàng đều được. Tuy nhiên, đất trồng cần phải được phơi khô (diệt trừ nấm bệnh), hoặc ủ để loại bỏ các chế phẩm sinh học. Đảm bảo độ tơi xốp, thoát nước tốt cũng như chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cây.

Phóng viên truyền hình Quảng Ninh tìm hiểu về cách trồng và chăm sóc trà hoa vàng Quy Hoa 


Nếu bạn sử dụng đất ruộng hoặc đất phù xa, thì nên trộn thêm 10 – 15% phân gà đã ủ hoai mục, khoảng 20% trấu hun để giúp đất thêm thông thoáng. (Nếu có điều kiện, bạn có thể bổ sung thêm một chút kali vào giá thể).

1.2 Chọn chậu trồng trà hoa vàng


Việc trồng trên chậu cảnh rất thích hợp đối với cây trà hoa vàng. Trồng trên chậu cũng dễ chăm sóc bê qua lại khi trời gặp nắng hoặc mưa quá to.
Chọn những chậu có kích thước phù hợp với cây, sử dụng những viên sỏi và than hoa để rải xuống đáy chậu (tạo độ thông thoáng).

Với nhiều năm kinh nghiệm, Quy Hoa Trà cho ra mắt sản phẩm Trà hoa vàng trồng làm cảnh


1.3 Nhiệt độ và ánh sáng

Trà hoa vàng phát triển tốt trong khoảng nhiệt độ 25-30 độ C. Vào những ngày nắng to, có thể sử dụng hệ thống phun sương để tưới nước giữ ẩm cho cây.
Đặc tính của trà hoa vàng là không thích sống trong điều kiện có ánh nắng chiếu trực tiếp cả ngày. Nếu trồng nhiều chậu, bạn có thể sử dụng lưới đen để hạn chế ánh nắng chiếu. Ngoài ra, trồng trà hoa vàng dưới tán các cây lớn khác cũng là một ý tưởng tốt.

1.4 Nhân giống trà hoa vàng

Bạn có thể mua cây giống trà hoa vàng từ ngoài chợ về trồng hoặc chủ động nhân giống từ cây trà có sẵn. Cách nhân giống bằng biện pháp giâm Hom trà hoa vàng khá phổ biến. Sử dụng kéo sắc cắt những đoạn hom dài 15-20cm ( chọn đoạn cây khỏe mạnh, bánh tẻ). Ngâm hom vào dung dịch kích thích ra rễ, tiếp đến cắm hom vào bầu đất ẩm. Đặt hom giâm nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp. 

Giống trà hoa vàng tốt sẽ sớm cho cây có hoa chỉ từ 1-2 năm trồng

Nếu như gặp thời tiết thuận lợi, cũng như được tưới nước giữ ẩm thường xuyên thì tỉ lệ hom giâm thành công là khá cao. Hiện tại vườn trà hoa vàng Quy Hoa - Hải Hà Quảng Ninh có rất nhiều cây giống ở đủ các lứa tuổi, khách hàng có thể liên hệ tại đây để mua nhé.

2. Kỹ thuật trồng trà hoa vàng hiệu quả

Trà hoa vàng có thể được trồng ở trong chậu hay trồng trực tiếp dưới đất vườn. Mỗi cách lại có những lưu ý riêng, mời bạn cùng tìm hiểu.

2.1 Trồng trà hoa vàng trong chậu

Chọn những chậu đủ lớn, có nhiều lỗ thông hơi phía dưới đáy hoặc xung quanh. Rải một lớp sỉ than hay than hoa xuống phía dưới đáy chậu ( 3 – 5cm). Tiếp đó cho đất đã chuẩn bị trước vào. Ở bước này, bạn có thể bón lót một ít phân NPK hoặc phân chuồng hoai mục. Nên bón lượng vừa phải, không nên bón nhiều dẫn đến cây bị sặc dinh dưỡng.
Nhẹ nhàng đặt bầu ươm vào chậu và phủ đất xung quanh gốc. Nên để bề mặt đất thấp hơn miệng chậu 3-5cm để tiện chăm sóc về sau.

Liên hệ đặt cây hotline : 0945.188.538 hoặc xem tại https://quyhoatra.vn

2.2 Trồng trà hoa vàng trên mặt đất

Trồng với diện tích lớn, bà con cần tiến hành lên luống rộng khoảng 1m – 1,2m. Luống trồng chạy dọc theo hướng Bắc – Nam. Đào những hố nhỏ vừa bầu đất, đặt các hom ươm trước đó và lấp đất xung quanh gốc.
Mỗi luống như vậy, bà con trồng thành 3 hàng. Sau khi trồng cần tưới nước đủ ẩm, có thể sử dụng rơm rạ hay rễ bèo ủ quanh gốc để giữ ẩm.

3. Cách chăm sóc trà hoa vàng đúng kỹ thuật


3.1 Tưới nước cho cây

Nước rất quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trà. Bà con cần phải tưới nước thường xuyên, nhất là giai đoạn sau khi mới trồng. Mùa hè nên tưới 1 lần / ngày và các mùa còn lại tưới 1-2 ngày một lần.
Lưu ý không để cây bị khô hạn quá 10 ngày, và cũng tránh để cây bị ngập úng quá 4 ngày. Ngoài ra, cũng tránh tưới cây vào ban đêm để hạn chế sâu bệnh trên cây trà hoa vàng.
Trà hoa vàng cần được che nước giảm ánh nắng trực tiếp.

3.2 Làm mái che cho trà hoa vàng

Đặc tính của trà hoa vàng là không chịu được ánh nắng trực tiếp kéo dài. Nên nếu trồng với diện tích lớn, bà con cần phải làm mái che cho cây.
Làm mái che bằng khung tre, gỗ hoặc thanh thép, … Sử dụng loại lưới che Hàn Quốc hoặc Thái Lan, có độ che mát 70 – 80%.
Vào thời tiết mùa đông, khi ánh nắng dịu bớt thì bà con có thể tháo gỡ mái che. Mục đích để cây hấp thụ được nhiều ánh nắng hơn.

3.3 Phân bón trà hoa vàng

Từ thời điểm bắt đầu trồng cho đến khi cây cao khoảng 1 mét, cứ mỗi tháng tiến hành bón phân cho cây 1 lần. Sử dụng nước bể phốt hay nước ốc ngâm, pha loãng với 3-4 phần nước lã tưới đều cho cây.

Nếu trường hợp bà con không có nước trên, có thể sử dụng phân NPK, phân hữu cơ hay phân chuồng hoai mục để tưới cho cây. Ưu tiên sử dụng phân chuồng hoai mục hoặc phân hữu cơ, vừa đảm bảo an toàn vừa kích thích mạnh quá trình phát triển của cây trà hoa vàng.


3.4 Kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh trà hoa vàng

Trà hoa vàng được đánh giá là cây ít mắc bệnh. Có thể kể đến các bệnh thường gặp như sâu đục thân, sâu ăn lá, các loại rệp hay nhện đỏ, … Bà con có thể mua các loại thuốc trừ sâu tại các cửa hàng để sử dụng. Tuy nhiên, cần sử dụng trước ít nhất 1 tháng so với ngày thu hoạch hoa và lá trà hoa vàng.
Với kinh nghiệm của chúng tôi, việc sử dụng thuốc trừ sâu sinh học vẫn được ưu tiên hơn. Vừa tiết kiệm lại an toàn cho cây. Bằng cách sử dụng gừng + ớt + tỏi giã nát kết hợp nước rửa chén bát để phun cho cây. Đảm bảo diệt được phần lớn các loại côn trùng hại, các loài rệp và ốc sên cũng tự tiêu biến.

4. Thu hoạch và bảo quản trà hoa vàng

Hái là một bước có ý nghĩa quan trọng trong kỹ thuật trồng trà hoa vàng. Là khâu đầu tiên trong quá trình chế biến trà đúng cách. Từ khi trà bắt đầu ra hoa, người chủ vườn cần phải tính toán và hái đúng thời điểm hoa trà đạt tầm nổ. Đó chính là thời điểm hoa trà cho nhiều chất dinh dưỡng nhất. Đồng thời, người hái cũng cần phải giữ nguyên cả hoa và đài hoa trà hoa vàng.
Phần búp trà hoa vàng, cần hái chừa đủ lá để cây còn sinh trưởng phát triển tiếp. Hái đúng lứa búp và phải sử dụng tay hái nhằm đảm bảo chất lượng.

Các kĩ thuật sấy trên thị trường gồm có:

Sấy lạnh thăng hoa : được áp dụng công nghệ cao từ nước ngoài giúp giữ lại 96% màu sắc mà dược liệu nguyên thủy có trong hoa vì vậy giá thành rất cao. Hiện tại thì Quy hoa trà đang áp dụng hình thức này.
Sấy Nóng thủ công: Được sấy bằng nhiệt thủ công, công đoạn đơn giản loại này rất được nước nhưng dược liệu chỉ dữ lại được khoảng 50% và hoa sẽ dập, nát.

Lời kết


Như vậy là bạn đã tìm hiểu kỹ thuật trồng trà hoa vàng đúng cách. Cùng với đó là những lưu ý trong quá trình chăm sóc trà hoa vàng hiệu quả, nhanh thu hoạch. Trà hoa vàng thích hợp phát triển trên một số vùng ở nước ta, là hướng đi đúng cho bà con triển khai.

Chúc bà con sớm có một vụ thu hoạch trà hoa vàng thành công!

Nội dung được chia sẻ bởi Lê Đức Anh - con trai chủ thương hiệu trà hoa vàng Quy Hoa.
(Ghi rõ nguồn Quy Hoa Trà nếu chia sẻ bài viết này)

Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn

Đối tác

Tìm đối tác